Về Cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Với tinh thần vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn có những bước chuyển biến tích cực; điểm số tổng hợp PCI năm 2021đã vươn lên vị trí thứ 13 trong thứ hạng, vượt 34 bậc so với năm 2020, nhờ vào chính sách thân thiện với nhà đầu tư và tính minh bạch cao.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW tỉnh cũng đề ra mục tiêu: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển có hiệu quả, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư chiến lược. Xây dựng thương hiệu cấp tỉnh về môi trường đầu tư, khắc phục điểm nghẽn về thể chế, nguồn nhân lực. Các giải pháp đột phá khai thông điểm nghẽn về môi trường đầu tư; Tạo bước chuyển biến đột phá, nhất là cải cách TTHC (đã giảm 50% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính). Về công tác quy hoạch; Đảm bảo tính minh bạch, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực của cộng đồng các doanh nghiệp; Giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.
Hiện tại, tỉnh đang khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh, tổ chức lập quy hoạch Khu kinh tế chuyên biệt tại khu vực huyện Thanh Miện và Bình Giang với quy mô 10.000ha, để thu hút các nhà đầu tư thực hiện các khu công nghiệp, đô thị dịch vụ mang tính hiện đại, công nghệ cao.
Về Hỗ trợ để thu hút các dòng đầu tư của Nhà đầu tư Nhật Bản
- Tỉnh đã áp dụng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn như:
Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai các dự án sau khi được chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hỗ trợ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động; cung cấp và đảm bảo kết cấu hạ tầng tốt nhất cho các dự án đầu tư...
Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, đồng thời tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được cấp phép hoạt động có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức, trong đó quan tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết nhanh các khó khăn, đề xuất của các doanh nghiệp đã và đang đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
Các cấp các ngành thường xuyên phối hợp kết nối với doanh nghiệp, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp các thông tin về thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thông tin về lao động và các dịch vụ hỗ trợ việc làm;
Hỗ trợ kinh phí đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như thuê đất, giải phóng mặt bằng, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế…
Tỉnh uỷ đã có chủ trương, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xúc tiến và hỗ trợ đầu tư để đồng hành cùng các doanh nghiệp FDI có nhu cầu đầu tư tại Hải Dương. Hải Dương xác định việc của Doanh nghiệp cũng là việc của tỉnh. Tỉnh Hải Dương có trách nhiệm đồng hành cùng các nhà đầu tư FDI nói chung, các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng đến đầu tư tại Hải Dương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.
File đính kèm:
Nguồn: admin so khdt
Hôm nay: 191
Tổng lượng truy cập: 210597